Các bài mẫu phân tích Vào phủ chúa Trịnh của tác giả Lê Hữu Trác dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!
Phân tích bài Vào phủ chúa Trịnh ngắn nhất
Người đời thường biết đến Lê Hữu Trác với danh xưng là Hải Thượng Lãn Ông, là một danh y nổi tiếng bậc nhất trong nền y học cổ truyền. Tuy nhiên, bên cạnh kiến thức y học uyên tâm, tác giả Hữu Trác còn mà một nhà văn với nhiều tác phẩm có giá trị trong thời kỳ trung đại. Đa số tác phẩm ấy là có nội dung về Y học.
Nổi bật như bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đây là bộ sách được coi là bách khoa toàn thư về kiến thức Y học vào thế kỷ XVIII. Không những mang giá trị Y học vô giá, các tác phẩm của ông còn chứa đựng giá trị văn học sâu sắc, ghi lại nhiều xúc cảm chân thành, sự tâm huyết, đức độ của thầy thuốc. Để thẩm thấu thêm tài hoa của danh y này trong việc sáng tác truyện, độc giả hãy cùng phân tích Vào phủ chúa Trịnh, đoạn trích được trích trong tác phẩm Thượng kinh ký sự.
Khen thay cho nền văn học Việt Nam khi có nhiều tác giả làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng lại để lại những tác phẩm có giá trị văn học vô giá. Như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với bài Hịch Tướng sĩ; Trương Hán Siêu với Bạch Đằng gian phúc; và giờ đây là tác phẩm của một danh y tài cao đức trọng bậc nhất trong nền Y học cổ truyền Việt Nam. Ông chính là Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác. Và tác phẩm của ông chính xác mang tên là Thượng kinh ký sự, với đoạn trích tiêu biểu Vào phủ chúa Trịnh.
Đây là bộ ký nổi tiếng nhất trong cuộc đời viết sách thiên về văn học của Lê Hữu Trác. Câu chuyện được “ký sự” lại khi tác giả vào tham khám chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Và ở đây, ông đã hoàn toàn mắt thấy tai nghe, chứng kiến lối sống xa hoa, phù phiếm trong phủ chúa. Đồng thời qua đó, thể hiện rõ nhân cách và tâm hồn cao đẹp của vi lương y tài giỏi.
Đoạn trích vào đề với phần vào cửa vô cùng phức tạp, và không dễ dàng. Tác giả Hữu Trác miêu tả “người truyền mệnh dẫn tôi đi qua mấy lần cửa” với “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi. Không những thế, “vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào phải có thẻ”. Người nườm nượp đi lại như có hội. Trong khi đó khung cảnh thiên nhiên bao quanh thì cây cối um tùm, hoa đua nhau nở khoe sắc, chim kêu ríu rít, ong bướm dập dờn, gió đưa thoang thoảng mùi hương thơm ngát…. Một cảnh tượng thật tráng lê và hoành tráng, đầy quyền uy.
Hơn thế, trong khuôn viên luôn có đội “Hậu mã quân túc trực” để bất kỳ khi nào chúa Trịnh cần việc gì, đều sai phái đi truyền lệnh. Làm bài phân tích Vào phủ chúa Trịnh chúng ta đã phần nào tưởng tượng được rõ nét không gian của phủ Chúa một thời. Tiếp tục ký sự, tác giả lại liên tiếp dùng những từ và hình ảnh như “Đại đường”, “Quyền bổng”, “Gác tía”, “mâm vàng, chén bạc” với kiệu son võng điều, được sơn son thếp vàng.
Toàn bộ đấy là những vật dụng mà cả đời tác giả chưa từng thấy bao giờ. Phủ chúa hào hoa, giàu có đến nỗi, tác giả đã chậc lưỡi, trộm nghĩ: “Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe thấy thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực hẳn khác người”.
Lần đầu vào phủ Chúa, tác giả Lê Hữu Trác như đến một thế giới hoàn toàn khác. Từ cảnh vật bao quanh, đồ vật, món ăn đều khác lạ, không giống người thường. Đặc biệt, lối sinh hoạt ở phủ toát lên vẻ quyền uy, lễ nghi, khuôn phép vô cùng hà khắc. Điều đó được thể hiện ngay từ cảnh đầu tiên khi cụ Hữu Trác được cáng vào phủ “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường và cáng chạy như ngựa lồng”, “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi”.
Xem thêm:
Sơ đồ tư duy Vào phủ chúa Trịnh
#phantichsvaophuchuatrinh #sodotuduyvaophuchuatrinh #soanbaivaophuchuatrinh
0コメント