Bài phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất

Các bài mẫu phân tích Bài ca ngất ngưởng của tác giả Nguyễn Công Trứ dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích bài thơ Bài ca ngất ngưởng hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Xem thêm:

Dàn ý Bài ca ngất ngưởng

Sơ đồ tư duy Bài ca ngất ngưởng

#phantichbaicangatnguong #danybaicangatnguong #sodotuduybaicangatnguong

 Phân tích Bài ca ngất ngưởng lớp 11

Nguyễn Công Trứ là một người thông minh, tài hoa, có cá tính nhưng cuộc đời làm quan nhiều thăng trầm. Ông đã để lại cho lớp thế hệ sau nhiều sáng tác độc đáo bằng chữ nôm và có thể nói hát nói là thể loại ông ghi dấu nhiều thành công nhất. Trong thể loại hát nói, “Bài ca ngất ngưởng” có thể xem là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Tác phẩm đã thể hiện rõ bản lĩnh cá nhân của nhà thơ đồng thời gợi lên trong mỗi người những bài học có giá trị sâu sắc.

Có thể thấy, “ngất ngưởng” chính là cảm hứng chủ đạo bao trùm và xuyên suốt bài thơ. Với bốn lần xuất hiện trong tác phẩm, từ láy “ngất ngưởng” mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Xét về nghĩa đen, có thể thấy đó là một từ láy dùng để diễn tả độ cao ở trạng thái không vững, chực đổ nhưng không đổ. Song, ở bài thơ, “ngất ngưởng” còn mang một ý nghĩa khác, đó chính là lối sống, là thái độ sống của Nguyễn Công Trứ. Để rồi, toàn bộ tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” sẽ đi sâu làm rõ phong thái ngất ngưởng ấy của nhà thơ.

Đoạn thơ mở đầu tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” đã cho thấy sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi ở chốn triều quan.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồngNgay trong câu thơ mở đầu, việc sử dụng những câu thơ chữ Hán đã gợi ra sự trang trọng, rắn rỏi, qua đó khẳng định được lí tưởng cao đẹp của nhà thơ: Thân làm trai đứng giữa trời đất, không có việc gì nằm ngoài vòng trách nhiệm của bản thân.

Có thể thấy đây chính là lí tưởng chung của những người đi theo con đường Nho học và Nguyễn Công Trứ cũng không phải là ngoại lệ. Nhắc đến lí tưởng đó chính là cách để nhà thơ tái hiện lại nhiệt huyết của mình khi quyết định bước “vào lồng”. Và để rồi, từ lí tưởng, từ sự khẳng định vai trò của mình, Nguyễn Công Trứ đã không ngại ngần khoe tài năng, khoe danh vị của mình.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởngLúc bình Tây cờ đại tướngCó khi về Phủ doãn Thừa Thiên…Có thể thấy, Nguyễn Công Trứ là người văn võ song toàn, điều đó thể hiện rõ nét qua việc sử dụng các cụm từ “Thủ khoa”, “thao lược”.

Thêm vào đó, bằng việc sử dụng hàng loạt từ ngữ Hán Việt cùng biện pháp liệt kê, Nguyễn Công Trứ đã khéo léo điểm lại hàng loạt các chức quan, danh vị mà mình đã từng đảm nhiệm: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn,… Điệp từ “khi” đã tạo nên nhịp điệu dồn dập cho các câu thơ, làm cho cả đoạn thơ như một thước phim quay lại những mốc son trong sự nghiệp của tác giả. Đặc biệt, tác giả đã nói về tài năng, danh vị của mình bằng tất cả những gì trang trọng và tự hào nhất.

Tuy nhiên, sự khoe tài năng, danh vị ấy của Nguyễn Công Trứ không phải là tự cao, tự đại, khoe khoang hợm hĩnh mà nó dựa trên tài năng và sự nghiệp của chính bản thân ông. Xét đến cùng, sự khoe tài, khoe danh vị ấy chỉ là cái vỏ bên ngoài để giấu sâu bên trong là một cái tôi ý thức rõ về tài năng, danh vị của bản thân mình.

Không chỉ “ngất ngưởng” khi làm quan, Nguyễn Công Trứ còn thể hiện rõ phong thái ngất ngưởng của mình khi về hưu, sống ở chốn hành lạc.

Đô môn giải tổ chi niên,Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.Hai câu thơ dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc dàng ngồi ngất nghểu, khật khưởng của Nguyễn Công Trứ trên lưng con bò vàng được “trang sức” bằng đạc ngựa – một dáng ngồi đầy vẻ trêu ngươi nhưng với tác giả ông lấy làm thú vị với việc làm trái khoáy nhiều phần khinh bạc của mình. Và để rồi, sự “ngất ngưởng” của ông được làm rõ hơn ở cảnh ông đi vãn cảnh chùa.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.Có lẽ trước Nguyễn Công Trứ, người ta chưa bao giờ thấy ai đi vãn cảnh chùa mà có phong thái giống như ông – vãn cảnh chùa còn mang theo một cô gái đẹp đến nước bụt cũng phải chào thua.

Không kể đến văn học dân gian, có lẽ đây chính là lần đầu tiên trong văn học viết xuất hiện hình ảnh một ông bụt bình dân đến như vậy. Và một lần nữa có thể thấy, những câu thơ trên đây đã thể hiện lối sống khác đời, khác người và có phần trái khoáy của Nguyễn Công Trứ.

Không dừng lại ở đó, Nguyễn Công Trứ còn là người có quan niệm sống rõ ràng, không quan tâm đến chuyện được – mất, khen – chê

Được mất dương dương người thái thượng,Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Với tác giả, chuyện được mất, khen chê trong cuộc sống không phải là mối quan tâm hàng đầu và vì thế ông không quan tâm nhiều đến chuyện đó.

Với ông, giữa được và mất, khen và chê không biết cái nào hơn cái nào nên mọi sự được mất ông đều phóng tâm mình coi nhẹ, không “bặm môi bặm miệng” quan trọng hóa vấn đề. Và có lẽ, xuất phát từ quan niệm này nên ông đã lựa chọn cho mình một lối sống tự do, được thỏa chí làm những việc mình muốn.

0コメント

  • 1000 / 1000